5 thực phẩm ăn vào bữa sáng tương đương 'nuốt chất gây ung thư cấp độ 1'
Khi nghĩ đến việc giảm nguy cơ ung thư, bạn có thể nghĩ ngay đến việc bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, đội mũ che nắng và thoa kem chống nắng. Nhưng nguy cơ ung thư của bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào các hành vi khác, như lượng rượu bạn uống loại thực phẩm bạn ăn.
Thật không may, chất gây ung thư có ở khắp mọi nơi và khó tránh khỏi.
Tiến sĩ Otis Brawley, phó giám đốc tiếp cận cộng đồng và tương tác tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Sidney Kimmel thuộc Đại học Johns Hopkins Medicine (Hoa Kỳ), cho biết: "Bạn không thể loại bỏ chất gây ung thư khỏi toàn bộ cuộc sống của mình. Vì thế triết lý của tôi là bạn cần kiểm soát việc tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư hoặc chất gây ung thư".
Một phần trong việc kiểm soát việc tiếp xúc là hiểu những loại thực phẩm nào góp phần gây ra nguy cơ ung thư để bạn có thể hạn chế tiêu thụ.
Dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa ung thư chia sẻ những thực phẩm họ tránh để giúp giảm nguy cơ ung thư.
1. Thịt chế biến sẵn
Tiến sĩ Diane Reidy-Lagunes, bác sĩ chuyên khoa ung thư y tế tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Hoa Kỳ), cho biết thịt chế biến sẵn có liên quan đến ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Thịt chế biến sẵn, bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói... có chứa chất bảo quản như nitrat hoặc nitrit, có thể dẫn đến hình thành các hóa chất có khả năng gây ung thư khi đi vào cơ thể.
Bà cho biết thịt chế biến sẵn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư cấp độ 1, cùng nhóm với thuốc lá, khói thuốc lá và amiăng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn thịt chế biến sẵn có nguy cơ phát triển ung thư như hút thuốc lá. Nói chung, hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. Bag khuyên nên chọn các loại thịt nạc như thịt gà, cá, đậu và các loại hạt để bổ sung protein nhiều hơn là thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn.
2. Thịt đỏ
Tiến sĩ Chris Scuderi, bác sĩ gia đình ở Jacksonville, Florida (Hoa Kỳ), cho biết ông sẽ hạn chế việc ăn thịt đỏ vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Tiến sĩ Xavier Llor, Bệnh viện Ung thư Smilow tại Trung tâm Y tế Đại học Yale ở New Haven (Hoa Kỳ), nói thêm rằng thịt đỏ có liên quan đến ung thư và bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo Trung tâm Ung thư MD Anderson (Hoa Kỳ), thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
3. Thịt nướng/rán cháy
Tiến sĩ Otis Brawley từ Trường Y Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết, ăn thịt cháy, dù là thịt đỏ hay thịt trắng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì phần thực phẩm bị cháy có chứa amin thơm dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng. Cả hai đều được biết đến là chất gây ung thư. Ông khuyến cáo, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đồ ăn không nên nướng/rán đến mức cháy thành than, cũng như tránh ăn thịt cháy khét.
4. Bánh mì trắng và thực phẩm siêu chế biến
Tiến sĩ Otis Brawley cho biết ông thường tránh ăn bánh mì trắng càng nhiều càng tốt vì bánh mì trắng ít dinh dưỡng hơn bánh mì nguyên hạt và ăn nhiều hơn có liên quan đến các yếu tố nguy cơ ung thư như tiểu đường và béo phì.
Trong khi đó, tiến sĩ Xavier Llor cho biết cho biết ông tránh các loại thực phẩm siêu chế biến, như ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn, vì mối liên hệ giữa thực phẩm chế biến và ung thư. Ngoài ra, ông cũng cố gắng không ăn bánh ngọt và bánh nướng vì lý do tương tự.
Mặc dù đường không ảnh hưởng trực tiếp đến ung thư, nhưng nó có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ khác, như béo phì (theo một nghiên cứu năm 2018, 7,8% các ca ung thư là do thừa cân) và bệnh tiểu đường loại 2, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
5. Thực phẩm và đồ uống nhiều đường
Tiến sĩ Xavier Llor cho rằng, mặc dù đường không ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh ung thư nhưng nó sẽ làm tăng các yếu tố nguy cơ ung thư khác như béo phì và tiểu đường tuýp 2, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tiến sĩ Xavier Llor nói thêm rằng ông cũng sẽ tránh uống đồ uống có đường do chúng không có giá trị dinh dưỡng và giá trị calo cao.
Nguồn và ảnh: HuffPost, Pinterest